Người tăng huyết áp có nên ăn bột ngọt không?

Hoàng Huyền
Bột ngọt là gia vị quá quen thuộc và được nhiều người Việt Nam sử dụng hằng ngày trong nấu ăn. Nhưng nhiều người lo lắng bệnh nhân tăng huyết áp có dùng bột ngọt được không? Vì trong bột ngọt cũng có thành phần natri giống với muối ăn. Mới đây trò chuyện cùng Chương trình Tiêu dùng 24/7 Kênh Truyền hình VTC6, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn - Trung tâm Khám Tư vấn, phục hồi dinh dưỡng & kiểm soát béo phì - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia) đã có chia sẻ ý kiến về vấn đề này.

nguoi-tang-huyet-ap-co-nen-an-bot-ngot-khong1-dulichgiaitri-suc-khoe-1659017284.png
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng trả lời người tăng huyết áp có nên ăn bột ngọt không trên VTC6

Bệnh tăng huyết áp và thói quen ăn mặn của người Việt

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn - Trung tâm Khám Tư vấn, phục hồi dinh dưỡng & kiểm soát béo phì - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia), nguyên nhân của tăng huyết áp xuất phát từ việc sử dụng muối ăn quá nhiều trong khẩu phần ăn. Thói quen này bắt nguồn từ trong giai đoạn đất nước khó khăn, người dân phải sử dụng nhiều muối để bảo quản thực phẩm thời gian dài. Việc sử dụng muối thường xuyên đã khiến tỉ lệ tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam gấp đôi lượng muối trung bình được khuyến nghị.

nguoi-tang-huyet-ap-co-nen-an-bot-ngot-khong2-dulichgiaitri-suc-khoe-1659017362.png
Tăng huyết áp do thói quen tiêu thụ muối quá nhiều của người Việt

Huyết áp tăng cao là nguyên nhân của đột quỵ và một số hội chứng hoặc bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, các bệnh này còn đang có xu hướng trẻ hóa.

Chính vì vậy, giảm lượng muối sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp.

Bệnh tăng huyết áp có nên ăn bột ngọt không

Liên quan đến vấn đề người mắc bệnh tăng huyết áp có nên ăn bột ngọt không, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết tuy trong bột ngọt có thành phần natri nhưng chỉ bằng 1/3 lượng natri trong muối. Vì vậy người tăng huyết áp có thể sử dụng bột ngọt trong nêm nếm món ăn để giữ được vị ngon mà vẫn giảm được lượng muối hấp thụ vào cơ thể. Bs. Hưng cũng chia sẻ cách sử dụng bột ngọt như thế nào để giảm lượng muối ăn vào mà vẫn giữ được vị ngon. Cụ thể, thay vì nêm 8g muối cho 1 lít nước dùng, bạn có thể nêm 4g muối và 4,8g bột ngọt, từ đó có thể giảm đến 31% lượng natri tiêu thụ, nhưng món ăn vẫn ngon và vừa miệng.

Điều quan trọng trong các chế độ ăn giảm muối cho người tăng huyết áp là làm sao giữ được vị ngon của món ăn. Vì khi giảm muối, vị mặn giảm đi dẫn đến vị chua, vị đắng rõ rệt hoặc món ăn bị nhạt, thiếu đậm đà và hài hòa khiến người tăng huyết áp chán ăn và không thể theo đuổi chế độ giảm muối. Để giải quyết vấn đề này, làm sao giảm muối mà vẫn ngon thì từ năm 1984, các nhà khoa học về dinh dưỡng đã nghiên cứu khả năng ứng dụng của bột ngọt trong các chế độ ăn giảm muối mà vẫn duy trì được sự ngon miệng của món ăn. Theo một nghiên cứu tại Nhật Bản, bằng cách giảm một nửa lượng muối kết hợp với sử dụng bột ngọt, hoàn toàn có thể giúp duy trì được vị ngon của món ăn, trong khi giảm lượng natri ăn vào đến 30-40%.

Bột ngọt có an toàn để ứng dụng giảm muối

Trả lời thắc mắc lo ngại bột ngọt có an toàn không để ứng dụng vào chế độ ăn giảm muối cho người tăng huyết áp, Bs. Hưng cho biết bột ngọt là một gia vị an toàn, đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm lâm sàng bởi nhiều tổ chức và cơ quan y tế uy tín như Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (JECFA), Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF), Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi Nhật Bản. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã xếp bột ngọt vào danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng.

nguoi-tang-huyet-ap-co-nen-an-bot-ngot-khong3-dulichgiaitri-suc-khoe-1659017395.png
Giảm khoảng 1 thìa muối ăn thay bằng 1 thìa bột ngọt có thể giảm đến 31.5% natri mà vẫn ngon

Bột ngọt là monosodium glutamate (MSG), là gia vị umami xuất hiện phổ biến hơn 1 thế kỷ nay được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên như mía, khoai mì, ngô (bắp), củ cải đường...thông qua phương pháp lên men (như lên men giấm, sữa chua…) và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Cha đẻ của bột ngọt chính là giáo sư hóa sinh người Nhật Bản tên là Kikunae Ikeda với thương hiệu bột ngọt đầu tiên trên thế giới là Ajinomoto.

Bột ngọt là một giải pháp an toàn để có thể giảm lượng muối ăn hàng ngày mà không làm giảm đi vị ngon của món ăn. Nói cách khác, sử dụng bột ngọt là cách để duy trì một chế độ ăn khỏe mạnh giảm nguy cơ tăng huyết áp.