Sâm Ngọc Linh và chiến lược phát triển dược liệu bền vững ở Quảng Nam

Với chiến lược phát triển ngành dược liệu, Quảng Nam không chỉ tập trung vào việc sản xuất sâm Ngọc Linh mà còn hướng đến việc chế biến sâu các sản phẩm dược liệu để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.

Quảng Nam cần hợp tác với các tỉnh lân cận để phát triển dược liệu

Ngày 10/5, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai Quyết định 463/QĐ-TTg ngày 28/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh tầm quan trọng của đề án trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Sâm Ngọc Linh và chiến lược phát triển dược liệu bền vững ở Quảng Nam- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại hội nghị.

Dược liệu có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành y tế mà còn nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là ở các khu vực miền núi. Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với ngành y tế cũng đã chỉ ra hướng phát triển rõ ràng cho ngành dược liệu, đặc biệt là Đông y.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, đề án này mới chỉ là bước khởi đầu, một cú hích quan trọng để thúc đẩy tiến trình phát triển. Quảng Nam cần xem đây là nền tảng để tiếp tục triển khai các bước tiếp theo, đồng thời coi đó là động lực để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Quảng Nam chủ trì, phối hợp với các tỉnh lân cận và các doanh nghiệp, tạo ra sự hợp tác mạnh mẽ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sâm Ngọc Linh và các sản phẩm dược liệu, đặc biệt là tại các thị trường quốc tế.

Đồng thời, Quảng Nam cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có liên quan, chú trọng đầu tư vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho vùng dược liệu.

Sâm Ngọc Linh và chiến lược phát triển dược liệu bền vững ở Quảng Nam- Ảnh 2.

Với chiến lược phát triển ngành dược liệu, Quảng Nam không chỉ tập trung vào việc sản xuất sâm Ngọc Linh mà còn hướng đến việc chế biến sâu các sản phẩm dược liệu để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, việc mở rộng vùng trồng sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu quý hiếm, đặc biệt là việc kết hợp bảo tồn rừng với phát triển du lịch là rất quan trọng.

Mục tiêu không chỉ giúp bảo vệ nguồn gen quý giá mà còn tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng miền núi.

Việc phát triển các trung tâm công nghiệp dược liệu theo hướng hiện đại, nghiên cứu chế biến sâu và xây dựng thương hiệu là một yêu cầu bức thiết, đặc biệt tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng cho ngành dược liệu.

Sâm Ngọc Linh và chiến lược phát triển dược liệu bền vững ở Quảng Nam- Ảnh 3.

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tham gia hội nghị.

Đề án không chỉ là cơ sở pháp lý quan trọng mà còn là động lực thúc đẩy người dân địa phương phát huy tiềm năng của các loại dược liệu. Ông Tuyên cũng kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào việc nuôi trồng, chế biến các sản phẩm dược liệu, nhằm nâng cao đời sống và phát triển kinh tế – xã hội cho khu vực này.

Cam kết xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, phát triển ngành dược liệu bền vững

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cho hay, tỉnh sẽ nỗ lực tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, minh bạch, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành dược liệu bền vững, gắn liền với việc xây dựng chuỗi giá trị khép kín và phát triển chế biến sâu..

Sâm Ngọc Linh và chiến lược phát triển dược liệu bền vững ở Quảng Nam- Ảnh 4.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết.

Theo Kế hoạch 3484/KH-UBND ngày 26/4/2025, lộ trình triển khai Đề án sẽ chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 2025 đến 2035 sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn GACP-WHO, hoàn thiện hạ tầng tại Khu kinh tế mở Chu Lai, thu hút đầu tư xây dựng 3-5 nhà máy chế biến đạt chuẩn GMP-WHO và thành lập Trung tâm Nghiên cứu Sâm Ngọc Linh tại thành phố Tam Kỳ.

Giai đoạn 2036-2045 sẽ hoàn thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ, đa dạng hóa sản phẩm dược liệu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, với mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao và tạo việc làm cho 10.000 lao động tại vùng trồng.

Sâm Ngọc Linh và chiến lược phát triển dược liệu bền vững ở Quảng Nam- Ảnh 5.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã công bố Quyết định 463/QĐ-TTg, trong đó đề án được phê duyệt với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị đồng bộ từ nuôi trồng, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm dược liệu. Sâm Ngọc Linh, loại dược liệu quý hiếm đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh, sẽ là trung tâm của chiến lược này.

Tỉnh Quảng Nam đã ký kết các bản ghi nhớ và thỏa thuận nghiên cứu, khảo sát đầu tư dự án với 8 đơn vị, nhà đầu tư

Tỉnh Quảng Nam đã ký kết các bản ghi nhớ và thỏa thuận nghiên cứu, khảo sát đầu tư dự án với 8 đơn vị, nhà đầu tư

Anh em sinh đôi ở Quảng Nam cùng giành Huy chương Vàng Olympic ToánHội Luật gia Quảng Nam phối hợp triển khai Luật Đất đai 2024 và Luật Tố tụng hành chính cho cán bộ cơ sởTừ sòng bạc gian lận đến màn bắt cóc kiểu giang hồ ở Quảng Nam5 năm làm chưa xong tuyến đường 2km ở Quảng Nam

Tại hội nghị, nhiều biên bản hợp tác đầu tư đã được ký kết giữa UBND tỉnh Quảng Nam và các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Các hợp tác này sẽ tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng hạ tầng, chuyển giao công nghệ, và chế biến sâu các sản phẩm dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO và GMP-WHO.

Đề án phát triển trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam không chỉ là cơ hội để phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương mà còn góp phần tạo dựng một thương hiệu dược liệu mạnh mẽ, đưa sản phẩm dược liệu Việt Nam vươn ra thế giới.

Link nội dung: https://www.dulichgiaitri.vn/sam-ngoc-linh-va-chien-luoc-phat-trien-duoc-lieu-ben-vung-o-quang-nam-a213655.html