Dự án 8 là 1 trong số 10 Dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021-2025, giao cho Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS & MN.
Sau 05 năm thực hiện, Dự án đã cơ bản hoàn thành 04 nhóm nội dung Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện;
Hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; Trang bị kiến thức kỹ năng thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng)); 8/9 chỉ tiêu cốt lõi đạt và vượt kế hoạch giai đoạn, trong đó 4/9 chỉ tiêu vượt cao so với kế hoạch (gồm: Tổ truyền thông cộng đồng (10.393/9.000, đạt 115,5%), Địa chỉ tin cậy (2.312/1000, đạt 231%) Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” (2.026/1800, đạt 113%), Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS (4.164/2.000 cán bộ nữ , đạt 208%).
Đặc biệt, trong giai đoạn, Trung ương Hội đã đề xuất bổ sung mới chính sách hỗ trợ đi lại cho bà mẹ và 01 người nhà chăm sóc khi đến khám thai tại cơ sở y tế đủ 4 lần trong suốt thai kỳ (theo khuyến cáo của ngành Y tế) và hỗ trợ bà mẹ gói vật tư chăm sóc khi sinh trong trường hợp sinh từ 2 bé trở lên trong một lần sinh, với mức thêm 300.000 đồng/bé và quy định tạo cơ chế cho địa phương bố trí ngân sách hỗ trợ duy trì 02 mô hình của Dự án gồm Tổ truyền thông và Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” (tại Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023).
Từ kết quả thực hiện Dự án đã góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII về nâng cao năng lực cho cán bộ nữ, giám sát phản biện xã hội và vận động thực hiện bình đẳng giới.
Tính đến nay, 100% cán bộ, công chức Hội cấp Trung ương, tỉnh, huyện và Chủ tịch Hội LHPN cấp xã được bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu; tạo nguồn cán bộ nữ, thúc đẩy sự chuyển biến tích cực về tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, lãnh đạo, quản lý tại các cấp; đề xuất thành công các chính sách hỗ trợ và tăng quyền năng cho phụ nữ.
Về kinh phí thực hiện Dự án giai đoạn 2021-2025, tại cấp Trung ương và các địa phương (gồm 40/50 tỉnh địa bàn Dự án nhận ngân sách từ Trung ương) đều được phân bổ và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước hàng năm, với tổng kinh phí hơn 2 nghìn tỷ đồng (2.003,56 tỷ đồng).
10 tỉnh, thành tự chủ ngân sách theo quy định của Chương trình (gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ, Bạc Liêu) đã chủ động khai thác, bố trí ngân sách từ nguồn địa phương để thực hiện Dự án, với tổng kinh phí khoảng 9,9 tỷ đồng, đã góp phần quan trọng thực hiện thành công các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Dự án.
Các cấp Hội thực hiện quản lý, sử dụng ngân sách đảm bảo đúng mục đích, địa bàn, đối tượng theo đúng theo quy định của Chương trình....
Tại hội nghị, bà Phạm Thị Hương Giang, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chánh Văn phòng Trung ương Hội LHPN Việt Nam, đã công bố quyết định khen thưởng của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho 30 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai Dự án 8 giai đoạn I.