Bản tin 6/7: Trước tháng 10, các bệnh viện phải kê đơn thuốc điện tử

Trước tháng 10, các bệnh viện phải kê đơn thuốc điện tử; Hơn 11,7 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong 6 tháng, cao nhất 5 năm qua...

Trước tháng 10, các bệnh viện phải kê đơn thuốc điện tử

Bản tin 6/7: Trước tháng 10, các bệnh viện phải kê đơn thuốc điện tử- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo quy định mới, trước ngày 1/10, tất cả bệnh viện trên cả nước phải thực hiện kê đơn thuốc điện tử; các cơ sở khám chữa bệnh khác phải thực hiện trước ngày 1/1/2026.

Năm 2027, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ phải kê đơn thuốc điện tử

Thông tin trên Công An Nhân Dân sau nhiều lần lùi hạn, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 26/2025/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, Bộ Y tế "chốt" thời hạn các cơ sở khám chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện kê đơn thuốc điện tử trước ngày 1/10; tất cả cơ sở khám chữa bệnh khác cũng phải bắt buộc thực hiện từ ngày 1/1/2026.

Đơn thuốc kê bằng hình thức điện tử được hiểu là được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ, lưu trữ bằng phương thức điện tử, có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy.

Đơn thuốc điện tử là một phần trong bệnh án điện tử. Nhiều bệnh viện hiện vẫn kê đơn thuốc viết tay, nhiều chữ bác sĩ vẫn "đánh đố" bệnh nhân. Thậm chí, một số bệnh viện đã triển khai bệnh án điện tử nhưng vẫn sử dụng song song bệnh án giấy, kê đơn thuốc ngoại trú vào sổ khám bệnh bằng chữ viết tay.

Theo quy định của Bộ Y tế, từ ngày 1/7, các cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm gửi đơn thuốc điện tử lên Hệ thống đơn thuốc quốc gia ngay sau khi kết thúc quy trình khám, điều trị cho người bệnh ngoại trú hoặc điều trị nội trú.

Theo ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), khi triển khai kê đơn thuốc điện tử, hệ thống kê đơn và bán thuốc sẽ kết nối được với nhau. Người bệnh đi mua thuốc sẽ được kiểm soát theo đơn đã kê trong hệ thống. Những đơn nào được bán đến đâu, những loại thuốc nào bị bán sai so với kê đơn – tất cả đều có thể theo dõi được. Đây là bước tiến rất lớn trong kiểm soát tình trạng bán thuốc không theo đơn, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Việc kết nối liên thông giữa Hệ thống kê đơn thuốc điện tử và Hệ thống Quản lý Dược quốc gia là một trong những giải pháp then chốt để nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng thuốc. Khi tất cả đơn thuốc được cập nhật đồng bộ, cơ quan quản lý có thể phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi lạm dụng thuốc, kê đơn sai quy định hoặc bán thuốc khi không có đơn.

Đối với người dân, việc sử dụng mã QR trên đơn thuốc điện tử giúp dễ dàng tra cứu thông tin về loại thuốc, liều dùng, hướng dẫn sử dụng và lịch sử điều trị. Đây là một công cụ hữu ích, giúp người bệnh chủ động theo dõi quá trình dùng thuốc của mình, góp phần tăng tính minh bạch và an toàn trong sử dụng thuốc.

Hơn 11,7 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong 6 tháng, cao nhất 5 năm qua

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý II/2025 và 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố sáng 5/7, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) tính đến ngày 30/6/2025 đạt 21,52 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, vốn đăng ký cấp mới có 1.988 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 9,29 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 9,6% về số vốn đăng ký.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 5,06 tỷ USD, chiếm 54,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,25 tỷ USD, chiếm 24,2%; các ngành còn lại đạt 1,99 tỷ USD, chiếm 21,4%.

Trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 2,41 tỷ USD, chiếm 25,9% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Quảng Ngãi: Đầu tư 350 tỷ đồng xây mới cầu Thạch Nham, xóa điểm đen nguy hiểm mùa lũQuảng Ngãi: Đầu tư 350 tỷ đồng xây mới cầu Thạch Nham, xóa điểm đen nguy hiểm mùa lũĐỌC NGAY

Đề nghị bổ sung 4 dự án Luật vào chương trình lập pháp năm 2025

Chiều 4/7, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tổ chức cuộc họp với các cơ quan có liên quan để trao đổi, thảo luận về đề xuất của Chính phủ bổ sung các dự án Luật vào Chương trình lập pháp năm 2025 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 47.

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Chính phủ đã có 4 Tờ trình về 4 dự án Luật gồm: Dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); dự án Luật An ninh mạng; dự án Luật Thương mại điện tử; dự án Luật Giám định tư pháp (thay thế) nhằm đề nghị bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tại Phiên họp thứ 47.

Về dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), Chính phủ đề xuất xây dựng dự án Luật nhằm xây dựng khung khổ pháp lý về tiết kiệm, chống lãng phí rõ ràng, hiệu quả, đảm bảo các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước nhận thức rõ hơn vai trò, tầm quan trọng của công tác tiết kiệm, chống lãng phí, thực sự tham gia có trách nhiệm vào công tác này.

xem thêm!

Trúc Chi (t/h)

Link nội dung: https://www.dulichgiaitri.vn/ban-tin-67-truoc-thang-10-cac-benh-vien-phai-ke-don-thuoc-dien-tu-a221842.html