Mỹ và Israel bất đồng về kế hoạch bước cuối xung quanh vấn đề Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ăn mừng thắng lợi trong cuộc gặp vào ngày thứ Hai. Tuy nhiên, những hình ảnh có vẻ đoàn kết này che giấu một sự bất đồng quan điểm giữa hai nước về kế hoạch bước cuối xung quanh các vấn đề Iran, Gaza và Trung Đông.

A view shows the aftermath of an Israeli strike on Evin Prison, in Tehran

Ảnh: REUTERS/Ảnh tài liệu.

Cả hai nhà lãnh đạo đã ăn mừng về thành công của chiến dịch không kích nhằm vào cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran trong tháng vừa rồi, với tuyên bố đã đẩy lùi tiến độ của chương trình hạt nhân Iran.

Tuy nhiên, hai nhà ngoại giao cho biết, với những đánh giá tình báo cho rằng Iran còn nắm giữ một kho uranium làm giàu bí mật và khả năng tái xây dựng chương trình này, cả ông Trump và ông Netanyahu đều hiểu rõ chiến thắng vừa rồi của họ chỉ là một chiến thắng ngắn hạn chứ không phải một chiến thắng mang tính chiến lược.

Một nhà ngoại giao cho biết chính quyền hai nước đã bất đồng về biện pháp tiếp tục gây áp lực lên Iran. Ông Trump cho rằng ưu tiên của ông nghiêng nhiều hơn về các biện pháp ngoại giao, theo đuổi một số mục tiêu quy mô nhỏ để đảm bảo Iran không bao giờ có thể sản xuất vũ khí hạt nhân – một mục tiêu mà Tehran khẳng định không theo đuổi.

Ngược lại, ông Netanyahu mong muốn tiếp tục sử dụng sức mạnh quân sự, buộc Tehran phải nhượng bộ và từ bỏ chương trình hạt nhân mà Israel nhìn nhận là mối đe doạ nhằm vào sự tồn vong của Israel – tới mức lật đổ chính phủ Iran nếu cần thiết.

Sự chia rẽ về Iran phản ánh tình hình ở Dải Gaza.

Ông Trump, với mong muốn trở thành một người xây dựng nền hoà bình quốc tế, đang hậu thuẫn một đề xuất thoả thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas tại Gaza, tuy nhiên những đề xuất rõ ràng về thoả thuận hậu chiến vẫn chưa được đề rõ, những kế hoạch bước cuối vẫn chưa chắc chắn.

Ông Netanyahu mặc dù công khai ủng hộ thương lượng ngừng bắn nhưng khẳng định quyết tâm hướng tới mục tiêu dỡ bỏ hoàn toàn tổ chức Hamas, một đồng minh chiến lược của Iran. Thủ tướng Israel muốn trục xuất toàn bộ bộ máy lãnh đạo của Hamas tới Algeria – một yêu cầu mà Hamas từ chối. 

Hai quan chức Trung Đông cho rằng vẫn còn quá nhiều bất đồng cần được giải quyết để có thể có được giải pháp lâu dài ngay cả khi có được một thoả thuận ngừng bắn.

Về vấn đề Iran, ông Netanyahu thể hiện sự thất vọng khi chính quyền Washington hồi sinh các thảo luận về hạt nhân với Tehran dự kiến được tổ chức tại Na Uy trong tuần này. Sự kiện này là đề xuất ngoại giao đầu tiên giữa hai chính quyền kể từ khi Mỹ thực hiện cuộc không kích tới nay. Ông phản đối mọi quyết định mang lại cho chính quyền Iran giải pháp về chính trị hoặc kinh tế.

Mô hình Libya

Một nguồn tin cho biết ông Netanyahu muốn áp đặt mô hình Libya lên Iran. Điều này đồng nghĩa Iran cần phải hoàn toàn dỡ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa dưới sự giám sát chặt chẽ, và từ bỏ làm giàu uranium ngay cả với mục đích sử dụng dân sự.

Quan chức các nước phương Tây và trong khu vực cho rằng thay vì biện pháp ngoại giao, Israel mong muốn theo đuổi biện pháp thay thế chính quyền. Và ông Netanyahu hiểu rằng biện pháp này cần được Nhà Trắng bật đèn xanh – và thậm chí được hậu thuẫn – trước khi Israel có thể thực hiện các kế hoạch đối phó với việc Tehran không chịu từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Tuy nhiên các nhà ngoại giao cho biết, ông Trump có mục tiêu khác. Sau vụ không kích vào tháng 6 tại Iran, ông nhận ra một cơ hội để thúc đẩy Iran ký kết thoả thuận và giành thắng lợi ngoại giao lớn về hồi sinh quan hệ với Iran mà từ lâu ông đã hướng tới.

Trong ngày thứ Hai, ông Trump đã thể hiện mong muốn dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran trong tương lai. Và trong một bài đăng thu hút nhiều lượt xem trên X với nội dung cho thấy Tehran coi quan hệ kinh tế là yếu tố sẽ được cân nhắc trong mọi thoả thuận. Tổng thống Masoud Pezeshkian cho biết, Lãnh đạo Tối cao Ayatollah Ali Khamenei tin rằng các nhà đầu tư của Mỹ có thể tới Iran "mà không gặp phải rào cản nào".

Tuy nhiên các nhà cầm quyền tại Iran đối mặt với hai lựa chọn hóc búa: Tiếp tục bị không kích nếu không từ bỏ tham vọng hạt nhân, và mất mặt tại sân nhà nếu quyết định từ bỏ. Điều này đồng nghĩa với việc phía Iran có thể kéo dài thời gian đàm phán, từ chối từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân và gây khó dễ cho Tổng thống Trump, một người đang nóng lòng ký kết thoả thuận mang lại lợi ích kinh tế cho Mỹ.

Một cá nhân thân cận với ông Netanyahu cho biết, đối với Israel, lựa chọn dự phòng là quá rõ ràng: đó là một chính sách đề phòng lâu dài thông qua thường xuyên không kích để ngăn chặn hồi sinh chương trình hạt nhân. Sau cuộc chiến trên không với Iran, Israel đã khẳng định là cường quốc quân sự số một trong khu vực, sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự và có thể sử dụng sức mạnh này với tính chính xác cao.

Cùng lúc đó, chính quyền Washington đang lựa chọn phòng ngừa rủi ro. Trong khi những quan chức cứng rắn tại Israel và Mỹ vẫn mong muốn thay đổi chính quyền tại Tehran, ông Trump có vẻ không muốn Mỹ hứng chịu chi phí về kinh tế, quân sự và chính trị mà quyết định này có thể đề ra.

Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố thắng lợi sau cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Fordow. Và mặc dù ông đã khẳng định sẽ cân nhắc đánh bom Iran một lần nữa nếu Iran làm giàu uranium tới mức đáng lo ngại. Ông cũng đã nhận định chiến dịch ngày 22/6 là một chiến dịch với tính chính xác cao và chỉ được thực hiện một lần duy nhất.

Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Trong bài phát biểu hiếm hoi, ông Macron kêu gọi châu Âu làm điều nàyTrong bài phát biểu hiếm hoi, ông Macron kêu gọi châu Âu làm điều này

Nguyễn Quang Minh (theo Reuters)

Link nội dung: https://www.dulichgiaitri.vn/my-va-israel-bat-dong-ve-ke-hoach-buoc-cuoi-xung-quanh-van-de-iran-a222322.html