Cây dâu tằm quen thuộc với nhiều người, có lẽ trong suy nghĩ của nhiều người, loại rau này chỉ cho... sâu, không thể chế biến thành món ăn, tuy nhiên khi biết tác dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe thì nhiều người cho vào thực đơn gia đình.
Không chỉ quả, lá mà cây dâu tằm đều có lợi cho sức khỏe. Quả thường dùng để ngâm rượu, ngâm siro uống rất ngon, lá dùng để cho tằm ăn. Tuy nhiên ít ai hay lá dâu tằm còn là vị thuốc Đông y rất phổ biến phòng trị bệnh.

Nhiều người thích ăn quả dâu mà không hề biết lá dâu tằm cũng rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Trên thực tế, lá dâu tằm là một loại thảo dược được sử dụng đa dạng trong chế biến. Y học cổ truyền sử dụng lá dâu tằm như một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường.
Dữ liệu nghiên cứu đã xác nhận rằng nó có tác dụng hạ đường huyết. Thành phần chính của nó là alkaloid có thể ức chế hoạt động của các enzym trong quá trình chuyển hóa đường và polysacarit có thể thúc đẩy quá trình phân tích insulin của tế bào β. Từ đó thúc đẩy quá trình sử dụng đường của các tế bào và giảm lượng đường trong máu.
Một số hoạt chất được tìm thấy trong lá dâu tằm cũng có tác dụng ngăn chặn sự phân hủy carbohydrate thành đường đơn giản, ngăn chặn cơ thể hấp thụ đường và giảm lượng đường trong máu.
Mặc dù lá dâu tằm tốt tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào cần hỏi ý kiến bác sĩ để có thể phù hợp với tình trạng bệnh.
Giảm nguy cơ ung thưTheo Lao Động, ăn lá dâu tằm như một loại rau rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, các chất chống oxy hóa như beta carotene và axit ascorbic được tìm thấy trong lá dâu tằm có khả năng ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra và giúp giảm nguy cơ ung thư.
Giàu dinh dưỡngLá dâu còn gọi tang diệp, tên khoa học: Folium Mori albae, là lá cây Dâu tằm (Morus alba L.), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Trong lá dâu có các hợp chất gelatin, carotene, tannin, sinh tố C, B1, B2, cholin, adenin, trigonellin; các loại đường fructose, saccharose, glucose; acid folic, purine glutamic, glutathione; các nguyên tố: Cu, Zn, B. Theo Đông y, lá dâu đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh can minh mục. Trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng. Liều dùng và cách dùng: 6-15g; có thể nấu, hãm, sắc..., thông tin trên Sức khỏe & Đời sống.

Quả và lá dâu tằm đều rất tốt cho sức khỏe. Khi chế biến thành trà dâu tằm có hàm lượng vitamin A cao, giúp tăng cường thị lực, loại bỏ tình trạng mỏi mắt và thoái hóa võng mạc.
Lá dâu tằm từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một vị thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, loại lá này cũng được dùng để làm trà và chế biến thành các món ăn. Tham khảo lợi ích sức khỏe của lá dâu tằm trong bài viết dưới đây.
Tốt cho xương và răng chắc khỏe: Hàm lượng canxi dồi dào trong lá dâu tằm không chỉ duy trì mà còn xây dựng các mô xương, răng chắc khỏe.
Hạ sốt hiệu quảLá dâu tằm có công dụng như paracetamol tự nhiên, giúp hạ sốt và phục hồi