Người kinh doanh online có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Ảnh minh họa.
Theo ANTĐ, BHXH thành phố Hà Nội cho biết, theo Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH số 41/2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 và Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 158/2025/NĐ‑CP ban hành ngày 25/6/2025, có hiệu lực từ 1/7/2025, hướng dẫn Luật BHXH 2024 quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì:
Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh quy định tại điểm m Khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu nộp thuế theo hình thức kê khai, bắt buộc đóng BHXH từ ngày 1/7/2025.
Cụ thể, về mức đóng BHXH bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể: Theo điểm a, b Khoản 4 Điều 33 quy định tỉ lệ đóng BHXH bắt buộc là 3% vào Quỹ ốm đau và thai sản, 22% vào Quỹ hưu trí và tử tuất.
Về căn cứ đóng, theo điểm d Khoản 1 Điều 31 Luật BHXH 2024, chủ hộ kinh doanh được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Do đó, mức đóng của chủ hộ kinh doanh tham gia BHXH hằng tháng là 25% tiền lương. Chủ hộ có thể lựa chọn phương thức đóng hằng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần tùy theo nhu cầu.
Về mức tham chiếu, Khoản 13 Điều 141 Luật BHXH 2024 quy định: Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại luật này bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Do đó mức đóng BHXH thấp nhất của chủ hộ kinh doanh là 25% x 2.340.000 = 585.000 đồng/tháng.
Như vậy, những người kinh doanh online có mã số thuế kinh doanh độc lập và hoạt động kinh doanh online có thu nhập ổn định, thì theo quy định của Luật BHXH 2024, thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025.
Quy định mới về chế độ, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo khoản 1 Điều 30 Luật Việc làm 2025, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm: Tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 30 bổ sung cơ chế linh hoạt trong tình huống đặc biệt: "Trường hợp khủng hoảng, suy thoái kinh tế, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm... Chính phủ quy định việc giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ bằng tiền hoặc hỗ trợ khác".
Tại Điều 42 Luật Việc làm 2013 không có chế độ hỗ trợ cho người sử dụng lao động như luật mới, cũng không có quy định rõ ràng về hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp như khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh.
Luật Việc làm 2025 giữ nguyên công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng bổ sung trần tối đa mới rõ ràng và quy định lại thời gian hưởng theo hướng cụ thể hơn.
Theo khoản 1 và 2 Điều 39 Luật Việc làm 2025: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của 6 tháng gần nhất.
Tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại tháng cuối cùng đóng BHTN.
Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng: "Vừa chạy vừa xếp hàng” nhưng không để chậm nhịp phát triểnĐỌC NGAY