Dự báo thời tiết ngày mai (20/3) không khí lạnh bắt đầu suy yếu, sắp tới miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng diện rộng, đã có những mô hình dự báo nhiệt độ một số nơi ở miền Bắc có thể lên đến 37 - 38 độ C (là mức nắng nóng gay gắt).
Dự báo thời gian không khí lạnh kết thúc
Hôm nay 19/3, không khí lạnh tiếp tục tác động diện rộng đến khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Trong đất liền gió đông bắc mạnh cấp 2 - 3, vùng ven biển cấp 3 - 4, có nơi giật cấp 6.
Khu vực Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại.
Trời rét, rét đậm, rét hại có khả năng ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm; quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Ngày và đêm 19/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nhiệt độ thấp nhất khoảng 13 - 16 độ C, vùng núi cao Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ trung bình khoảng 17 - 19 độ C; có nơi dưới 15 độ C.
Theo cơ quan khí tượng, từ ngày 20/3, không khí lạnh suy yếu, miền Bắc chỉ rét về đêm và sáng. Ảnh minh họa.
Khu vực Hà Nội trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt Miền Bắc lại đón không khí lạnh "lạ thường", có nơi rất rétĐỌC NGAY
Tại Hà Nội, trong 10 ngày tới trời nắng ráo, ngày 25-26/3, nhiệt độ cao nhất 27-28°C, ban đêm giảm còn 20-21 độ C.
Ngày 27-28/3, nhiệt độ cao nhất trong ngày ở Thủ đô ở mức 29 độ, ban đêm se lạnh, nhiệt độ thấp nhất 22 độ C.
Những ngày tới, Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì hình thái thời tiết mưa rào và dông cục bộ lúc chiều tối và đêm, ngày nắng, Nam Bộ có nơi nắng nóng.
Trong mưa dông đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan đi kèm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Trung tâm khí tượng dự báo nắng nóng diện rộng khả năng xuất hiện tại Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 4, muộn hơn trung bình nhiều năm, với số ngày nắng nóng ít hơn so với cùng kỳ năm 2024.
Tháng 4 năm nay, Tây Bắc Bộ và vùng núi thuộc Bắc-Trung Trung Bộ, cường độ nắng nóng ít gay gắt hơn so với cùng kỳ năm 2024. Từ tháng 5, nắng nóng khả năng gia tăng trên toàn khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Cũng trong tháng 5, dự báo nhiệt độ trung bình tại Tây Bắc Bắc Bộ cao hơn 0,5-1 độ so với trung bình nhiều năm.
Nắng nóng khả năng còn duy trì ở Bắc Bộ và Trung Bộ trong tháng 7-8 và giảm dần trong tháng 9.
Trước khi nhiệt độ tăng mạnh, miền Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh tăng cường, trời rét cả ngày.
Đáng chú ý, theo GFS (Hệ thống Dự báo Toàn cầu) của Mỹ-mô hình nổi tiếng nhất thế giới, dự báo trong ngày 26 - 27/3, nhiệt độ ở Hà Nội đạt đến 35 - 37 độ C (mức nắng nóng); ở Sơn La, Hòa Bình là 36 - 38 độ C (nắng nóng đến nắng nóng gay gắt).
Trong khi đó ECMWF (Trung tâm Dự báo Thời tiết hạn vừa châu Âu), mô hình được coi là đáng tin cậy nhất, thì dự báo các mức nhiệt độ thấp hơn một chút: Ngày 25 - 26/3, nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là khoảng 28 - 29 độ C, còn ở Sơn La là khoảng 33 - 34 độ C (sát mức nắng nóng).
Mô hình của Trung Quốc dự báo ngày nóng cao điểm ở Hà Nội là 27/3 với nhiệt độ cao nhất là 31 độ C, còn ở Sơn La (nơi có thể có nhiệt độ cao nhất ở miền Bắc trong đợt nóng này) là 34 độ C vào ngày 27 - 28/3.
Năm 2025, nhận định trong bối cảnh thị trường tài chính còn nhiều biến động, Techcombank định hướng kiểm soát chặt chẽ rủi ro, với tỉ lệ nợ xấu duy trì dưới 1,5%.
(Chinhphu.vn) - UBND tỉnh Lâm Đồng có Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Trước phản ánh về việc một số giáo viên quận Hà Đông dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh mình đang dạy chính khóa, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu Phòng GD&ĐT quận xác minh, xử lý nghiêm vi phạm, nếu có.
Sau khi thực hiện hình xăm hình kín cánh tay tại một tiệm xăm nhỏ tại Hà Nội, nam thanh niên phải đi khám với tổn thương lan rộng, rỉ dịch, ngứa rát do viêm da tiếp xúc kèm nhiễm khuẩn.
(Chinhphu.vn) - Ngày 25/4, Công ty TNHH Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) chính thức khởi công dự án điện mặt trời mái nhà với công suất gần 28 MWp – một dấu mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Samsung tại thị trường Việt Nam.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của MB dự kiến thông qua nhiều nội dung quan trọng liên quan đến kế hoạch kinh doanh, phương án tăng vốn điều lệ, mua lại cổ phiếu...
Với tỷ lệ hơn 99% cử tri tán thành, đề án hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đã được HĐND thành phố Đà Nẵng thông qua ngày 26/4, chọn tên gọi Đà Nẵng cho tỉnh mới.