Loại cây "kẻ thù nhà nông" thấy là nhổ không ngờ có giá 350.000 đồng/kg

Admin
Dù chỉ là cây dại nhưng thân rễ của loài cỏ dại ấy lại là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng dược lý, có thể sử dụng để dự phòng và chữa trị nhiều loại bệnh tật.

Loại cây "kẻ thù nhà nông" nhắc đến ở đây là cây cỏ gấu. Đây là một loại cỏ mọc khắp nơi và rất khó tiêu diệt. Tuy nhiên, thân rễ của loài cỏ dại ấy lại là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng dược lý, có thể sử dụng để dự phòng và chữa trị nhiều loại bệnh tật.

Ở Việt Nam cỏ gấu có nhiều tên gọi dân gian khác như: Củ gấu, cỏ gấu vườn, hương phụ, thủy tam lăng, cỏ cú, sa thảo, lôi công đồng, tước đầu hương…. Tên khoa học của cỏ gấu là Cyperus rotundus L., thuộc họ Cói -Cyperaccae.

Loại cây "kẻ thù nhà nông" thấy là nhổ không ngờ có giá 350.000 đồng/kg- Ảnh 1.

Cây cỏ gấu mọc um tùm ở nhiều nơi.

Cây cỏ này sống lâu năm, cao 20-60cm. Lá nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây. Thân rễ phát triển, phình to ra như củ. Mùa hè, loại cỏ này có 3 đến 8 cụm hoa hình tán, màu xám nâu; hoa lưỡng tính, 3 nhị dài chừng 2mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ. Quả 3 cạnh màu xám.

Bạn có thể gặp cỏ gấu mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Do đặc tính dễ sống và phát triển um tùm nên loại cỏ này rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ là cũng đủ để phát triển thành một cây mới. Do vậy người nông dân rất vất vả khi làm đồng.

Từng chia sẻ với báo Pháp Luật Việt Nam, lương y Ngô Kiêm Diệp (SN 1943 tại Tp.HCM), thành viên hội đông y quận 9 và là một trong những người đầu tiên tiếp quản hội đông y thành phố từ khi giải phóng miền Nam cho biết:

Thảo dược này có tác dụng tốt trong việc lưu thông khí huyết ở phụ nữ, đặc biệt vào những ngày kinh nguyệt. Không những thế, củ gấu còn có tác dụng lưu thông đường hô hấp, giúp những người đang bị uất nghẹn, mệt mỏi, thở tốt hơn.

Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa sạch, phơi hay sấy khô. Củ gấu thu hoạch như vậy gọi là "sinh hương phụ", nghĩa là hương phụ sống.

Đặc biệt trong y học cổ truyền, củ gấu là một vị thuốc hay. Cụ thể, loại cỏ này có vị cay, bình tính, có tác dụng tiêu sưng giảm đau, làm bài thuốc chữa đau xương cốt rất tốt.

Loại cây "kẻ thù nhà nông" thấy là nhổ không ngờ có giá 350.000 đồng/kg- Ảnh 2.

Thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống trong Đông y loại cỏ gấu có lợi đối với Loài cây quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ duy nhất Việt Nam sở hữuLoài cây quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ duy nhất Việt Nam sở hữuĐỌC NGAY

Những lưu ý quan trọng khi dùng cỏ gấu

Tuy là thảo dược nhưng cũng không nên dùng cỏ gấu trong các trường hợp:

+ Người bệnh bị chứng âm hư huyết nhiệt

+ Có dấu hiệu dị ứng khi sử dụng cỏ gấu hay bất cứ loại thảo dược nào trước đó.

+ Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.

Mặc dù cỏ gấu tốt nhưng cũng có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh theo đó cần phải thận trọng để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Trước khi sử dụng nên tìm hiểu thật kỹ.

Trúc Chi (t/h)