Sáp nhập Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận: Động lực tăng trưởng kinh tế – du lịch – logistics

Admin
Phương án hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận thành tỉnh Lâm Đồng (mới) với diện tích 24.233,1 km2 và quy mô dân số khoảng 3.324.400 người, giúp tỉnh mới có tiềm lực thu hút các dự án công nghiệp và dịch vụ quy mô lớn.

Ngày 29/4, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận – ông Nguyễn Lê Thành - đã ký văn bản hoả tốc về việc truyền thông thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh.

Việc sáp nhập mang đến những cơ hội mới

Theo đề cương tuyên truyền thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận.

Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các ĐVHC cấp tỉnh, trong đó có Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 01/01/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Sáp nhập Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận: Động lực tăng trưởng kinh tế – du lịch – logistics- Ảnh 1.

Tp.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nhìn từ trên cao (Ảnh: Phi Long).

Tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: Khách Ngọc).

Dự kiến Đắk Nông có 28 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếpDự kiến Đắk Nông có 28 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếpĐỌC NGAY

Việc hợp nhất 3 tỉnh sẽ tạo nên một tỉnh mới có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu thuận lợi, địa hình trải dài từ biển đến cao nguyên, hình thành hệ sinh thái đa dạng, bổ trợ lẫn nhau.

Điều này mở ra quỹ đất và không gian rộng lớn để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và đặc thù, phù hợp với nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực.

Đồng thời, hạ tầng logistics, công nghệ chuyển giao và quy hoạch đồng bộ sẽ là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Tỉnh mới có vùng lãnh hải rộng, nằm trong một trong ba ngư trường lớn nhất cả nước, với sản lượng khai thác hải sản đạt 240.000 tấn/năm. Hệ thống sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua Bình Thuận ra biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản và chế biến xuất khẩu.

Ngoài ra, việc hợp nhất sẽ mở rộng không gian giao lưu văn hóa, khơi dậy sáng tạo nghệ thuật vùng miền, tăng cường bản sắc chung qua các lễ hội liên kết vùng. Đây cũng là cơ hội xây dựng vùng văn hóa chung, huy động nguồn lực bảo tồn và phát huy di sản, làng nghề truyền thống.

Bên cạnh đó, lợi thế về công nghệ thông tin và chính quyền số giúp giảm rào cản địa lý, nâng cao hiệu quả quản lý, mang lại tiện ích nhanh chóng cho người dân và doanh nghiệp. Tác động của kinh tế số, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững cho tỉnh trong tương lai.