Bản tin 8/3: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giảm giá sách giáo khoa tới 24%?

Admin
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giảm giá sách giáo khoa tới 24%?; Nguyên nhân giá điện tăng cao?...

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giảm giá sách giáo khoa tới 24%?

Xã hội - Bản tin 8/3: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giảm giá sách giáo khoa tới 24%?

Ảnh minh họa.

Theo Giáo dục & Thời đại, từ năm học 2024 -2025, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ thực hiện giảm giá từ 10-24% các tựa sách giáo khoa ở tất cả các khối lớp so với giá bìa của năm học trước. Thông tin được ông Phạm Vĩnh Thái - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nêu ra tại buổi khai mạc giới thiệu sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 mới đây.

Cụ thể, thực hiện Chương trình GDPT 2018, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thực hiện và triển khai 4 bộ sách giáo khoa đối với lớp 1, lớp 2 đến lớp 12 đã thực hiện triển khai 2 bộ sách giáo khoa là Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ môn học và hoạt động giáo dục.

Ngoài ra, với bộ sách Chân trời sáng tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn thực hiện hai phiên bản đối với hai môn học là Mỹ thuật và Hoạt động giáo dục. Cạnh đó còn triển khai các sách ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2.

Năm nay Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam triển khai đầy đủ nhất các tài liệu, học liệu cũng như kế hoạch bài dạy đưa lên trang hanhtrangso.nhaxuatban.vn và trang taphuan.nhaxuatban.vn, hỗ trợ thầy cô nghiên cứu lựa chọn sách giáo khoa hiệu quả nhất, nhất là đối với các khối lớp cuối cấp là 5, 9 và 12.

"Đặc biệt, nhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh học sinh, năm học 2024 - 2025, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đồng bộ thực hiện giảm giá sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12, từ 10-24% so với giá bìa của năm học trước, thực hiện công bố giá sách giáo khoa của lớp 5, 9 và 12 để giáo viên lựa chọn" - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin.

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Tp.HCM - Trung Lương

Xã hội - Bản tin 8/3: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giảm giá sách giáo khoa tới 24%? (Hình 2).

Hiện trường vụ tai nạn trên cao tốc Tp.HCM - Trung Lương.

Theo ATGT khoảng 15h30 ngày 7/3,, ô tô tải BKS 63C-072.90 do tài xế Võ Duy Thanh (32 tuổi, quê Đồng Tháp) điều khiển, chạy trên cao tốc Tp.HCM - Trung Lương từ hướng miền Tây đi Tp.HCM.

Khi đến đoạn thuộc địa bàn xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An tông vào phía sau ô tô 7 chỗ BKS 51A-145.58 do tài xế Trần Xuân Thiện (39 tuổi, ngụ tỉnh Cần Thơ) điều khiển, chạy cùng chiều phía trước.

Cú tông mạnh khiến ô tô 7 chỗ lao tới tông tiếp vào phía sau xe bồn BKS 50F-025.54, do tài xế Trần Thanh Danh (49 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) điều khiển, lưu thông cùng chiều phía trước.

Vụ tai nạn liên hoàn khiến hai người trên ô tô 7 chỗ bị thương nhẹ gồm: tài xế Trần Xuân Thiện và Phạm Hồng Nhật (73 tuổi, quê Hải Dương), không có hư hỏng tài sản cao tốc. Cả hai nạn nhân được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tại hiện trường, ô tô 7 chỗ hư hỏng nặng phần đầu và phần sau xe bẹp dúm, nhiều mảnh vỡ văng tung tóe trên mặt đường.

Các xe bị nạn nằm trên làn sát dải phân cách, khiến xe cộ từ miền Tây đi Tp.HCM di chuyển chậm qua làn giữa và làn khẩn cấp, giao thông ùn ứ cục bộ.

Nhận được tin báo, Đội CSGT cao tốc Tp.HCM - Trung Lương có mặt hiện trường phối hợp các ngành chức năng, điều tiết giao thông, thu thập thông tin để phục vụ điều tra nguyên nhân.

Nguyên nhân giá điện tăng cao?

Xã hội - Bản tin 8/3: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giảm giá sách giáo khoa tới 24%? (Hình 3).

Ảnh minh họa.

Theo Đại Đoàn Kết trong rất nhiều hội nhóm trên mạng xã hội, người dân, người sử dụng điện vẫn thắc mắc và cảm thấy băn khoăn vì hoá đơn tiền điện tháng 2 bị cộng gộp dồn, dẫn đến tiền điện phải thanh toán quá cao.

Anh Trần Hiệp (Minh Khai - Hà Nội) cho biết, gia đình nhận được hoá đơn tiền điện tháng 2/2024 muộn hơn các hộ gia đình khác. Tuy nhiên, điều khiến anh ngạc nhiên và lo lắng đó là, hóa đơn điện tăng gấp đôi so với tháng 12/2023. Anh cũng nhận phản ánh tương tự từ bạn bè và trên mạng xã hội. Nhiều người nghi ngờ EVN tính sai tiền điện.

Về việc giải đáp cho việc tiền điện tăng khi thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, bà Tô Lan Phương, Trưởng ban Kinh doanh EVN HANOI cho biết: “Việc thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng được giải thích như sau: Bình thường thì khách hàng sử dụng điện sẽ ghi chỉ số từ ngày mùng 3 và có thể là đến ngày 20, thì thay vì việc khách hàng sẽ thanh toán tiền điện cho 30 ngày thì số ngày sử dụng điện thực tế có thể là từ 41 ngày đến 58 ngày. Quyền lợi của khách hàng sẽ được đảm bảo do căn cứ theo điều chỉnh số lượng ngày sử dụng điện thực tế. EVNHANOI sẽ căn cứ trên các Nghị định cũng như Thông tư hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước và mức sử dụng điện của từng bậc thang sẽ được điều chỉnh theo ngày sử dụng thực tế của kỳ ghi chỉ số hóa đơn đó”.

Và trước băn khoăn của người tiêu dùng về lượng điện tiêu thụ của khách hàng trong thời gian tăng thêm sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng khi tính giá điện sử dụng theo bậc thang, EVNHANOI cam kết quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo do mức sử dụng điện sinh hoạt của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ trong tháng có thay đổi. Khách hàng có thể truy cập đường dẫn: https://evnhanoi.vn/cskh/cong-... để kiểm tra, tính toán hóa đơn tiền điện. Bên cạnh đó, khách hàng có thể liên hệ hotline 19001288 hoặc gửi email theo địa chỉ evnhanoi@evnhanoi.vn để được tiếp nhận, tư vấn và giải đáp khi cần.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia căn nguyên những bức xúc của người dân xuất phát từ việc EVN HANOI cộng gộp số ngày tính hoá đơn tiền điện tháng 2 thực tế bằng 50-57 ngày thực tính, khiến tổng số tiền trên hoá đơn tăng cao.

Bên cạnh đó, việc cộng dồn số ngày tính tiền điện tháng 2 (số ngày thực tính theo cách cũ là cả tháng 2 và hơn 20 ngày của hoá đơn điện tính cho tháng 3 theo cách ghi chỉ số công tơ cũ) khiến người dân bất bình, cho rằng ngành điện không tính rành mạch hoá đơn tiền điện.

Một khách hàng đưa ra câu hỏi khi đối chiếu với hoá đơn mỗi gia đình, vì sao sản lượng tính/ bậc giá điện tại sao có hộ là 84 kWh, có hộ 89 kWh, có hộ lại 92 kWh đối với điện bậc 1. Hoặc ở điện bậc 3, 4, cũng vậy, có hộ được tính cho 163 kWh, có hộ được tính 177 kWh, có hộ được tính trên 180 kWh...

Theo một số người am hiểu trong lĩnh vực điện, công thức tính tiền điện của ngành điện khi xây dựng cho hoá đơn điện tháng 2 dựa trên ngày ghi chỉ số công tơ và số kWh điện tiêu thụ thực tế. Định mức sản lượng để tính kWh tiêu thụ điện các bậc giá điện được tính bằng phương pháp xác định số dư ngày ghi hoá đơn chia cho số ngày trong tháng ghi hoá đơn tháng liền kề, sau đó chia cho sản lượng định mức bậc giá điện.

Ví dụ, đối với hoá đơn của hộ gia đình sử dụng 595 kWh điện trong tháng 2/2024 (được ghi công tơ từ ngày 6/1 đến 5/2 và 6/2 đến ngày 29/2), tổng là 55 ngày sử dụng điện, trong đó 31 ngày của tháng 1/2024 liền kề và thêm 24 ngày của tháng 2 (tính đến hết 29/2).
Vậy, công thức tính định lượng điện các bậc sẽ là: 24:31x50 kWh (hoặc 100 kWh)= số kWh điện cộng thêm vào định mức.

Ở thang giá điện bậc 1, sản lượng điện bậc 1 trong tháng 2 sẽ được tính 24:31x50 là 39 kWh + 50kWh theo định mức bậc 1 quy định, tổng số điện bậc 1 sẽ được tính cho 89 kWh điện tiêu thụ thực tế.

Tương tự, cách tính điện bậc 3 cũng là 24/31 ngày*100 kWh, sẽ giãn sản lượng tiêu thụ thêm 77 kWh, tổng số kWh điện tính theo đơn giá bậc 3, 4 sẽ là 177 kWh. Các đơn giá điện bậc 5, 6 sẽ là số điện còn lại sau khi lượng điện các bậc khác được tính hết.

Riêng đối với hoá đơn đối với hộ sử dụng điện 55 ngày nêu trên, 4 bậc điện (từ bậc 1 đến bậc 4) đã tính được hết 532 kWh, đơn giá điện bậc cuối cùng, bậc 5 sẽ chỉ tính đối với 63kWh.

Đối với hộ dân có số ngày ghi công tơ ít sẽ càng sản lượng điện thấp, điều này lý giải tại sao có hộ điện bậc 1 chỉ được tính với 84kWh giờ điện, có hộ được tính lên đến 92 kWh điện.

Trúc Chi (t/h)