Phụ nữ Ứng Hoà được nâng cao hiểu biết về cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã

Admin
(PNTĐ) - Ngày 23/4, tại hội trường UBND xã Phương Tú, Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức lớp tập huấn một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã của Nhà nước và của hành phố hiện nay.

Tin liên quan

200 phụ nữ huyện Chương Mỹ được tập huấn nâng cao năng lực quản trị hợp tác xã

100 phụ nữ được bồi dưỡng nâng cao năng lực về về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tập thể

Hội LHPN Hà Nội thúc đẩy mô hình HTX: Cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp

Tham dự chương trình có bà Nguyễn Thị Hường, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội LHPN Hà Nội; ông Nguyễn Bá Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện uỷ Ứng Hoà; bà Phạm Thuý Hoà, Chủ tịch Hội LHPN huyện Ứng Hoà; Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Ứng Hòa Dương Hồng Điệp; lãnh đạo Đảng uỷ, UBND xã Phương Tú và xã Trung Tú.

Phụ nữ Ứng Hoà được nâng cao hiểu biết về cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã - ảnh 1
Quang cảnh lớp tập huấn

Tham gia lớp tập huấn có 250 đại biểu là chủ tịch, phó chủ tịch Hội LHPN các xã, cán bộ không chuyên trách các xã, thị trấn; lãnh đạo, thành viên Hợp tác xã, Tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý điều hành, nhóm liên kết và nữ chủ hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Ứng Hoà.

Đây là một phần trong nỗ lực thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ tham gia thành lập và phát triển hợp tác xã giai đoạn 2021-2025" của Hội LHPN Việt Nam, nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế tập thể. 

Phụ nữ Ứng Hoà được nâng cao hiểu biết về cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã - ảnh 2
Phụ nữ Ứng Hoà được nâng cao hiểu biết về cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã - ảnh 3
Phụ nữ Ứng Hoà được nâng cao hiểu biết về cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã - ảnh 4
Các đại biểu dự tập huấn

Tính đến tháng 3/2025, Hà Nội đã có hơn 50 HTX do phụ nữ sáng lập và điều hành, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ và thương mại. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng từ phía Hội LHPN Hà Nội trong việc đồng hành cùng chị em phụ nữ trên con đường phát triển kinh tế tập thể.

Hội LHPN thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ năng quản trị HTX, kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Ngoài ra, các hội viên cũng được tư vấn về pháp lý, hỗ trợ đăng ký thành lập HTX theo đúng quy định pháp luật.

Đặc biệt, chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ số vào quản lý và tiêu thụ sản phẩm đã giúp các HTX do phụ nữ lãnh đạo nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là trên các nền tảng thương mại điện tử. 

Phụ nữ Ứng Hoà được nâng cao hiểu biết về cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã - ảnh 5
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng, Giảng viên Trung tâm Hỗ trợ và Đào tạo phát triển Hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội chia sẻ tại lớp tập huấn
Phụ nữ Ứng Hoà được nâng cao hiểu biết về cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã - ảnh 6
Các đại biểu dự lớp tập huấn

Chia sẻ tại lớp tập huấn là Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng, Giảng viên Trung tâm Hỗ trợ và Đào tạo phát triển Hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội đã phổ biến về những cơ chế, chính sách của nhà nước và thành phố trong việc hỗ trợ các hợp tác xã, trong đó có hợp tác xã do phụ nữ làm chủ; một số vấn đề mới trong Luật Hợp tác xã.

Kinh tế HTX là 1 trong 4 thành phần kinh tế trọng điểm của đất nước (Kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể). Đây là quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước. Đối với HTX, Bác Hồ từng nhấn mạnh trong thư gửi chủ nông gia Việt Nam ngày 11/4/1949: “HTX là hợp vốn, hợp ức với nhau. Vốn nhiều, sức mạnh thì khó nhọc ít, mà lợi ích nhiều”.

Phụ nữ Ứng Hoà được nâng cao hiểu biết về cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã - ảnh 7
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng chia sẻ tại lớp tập huấn

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo Luật HTX năm 2023, có điểm mới về số thành viên chính thức giảm từ 7 thành viên trước đây còn 5 thành viên; và có thêm thành viên liên kết, thành viên liên hết không góp vốn của HTX; liên kết HTX hoặc thành viên của tổ HTX. 

Sự khác biệt giữa thành viên chính thức và thành viên liên kết là được biểu quyết tại đại hội, thành viên liên kết không được biểu quyết tại đại hội, nhưng vẫn được có ý kiến. Đặc biệt, HTX có tính riêng biệt là đối nhân chứ không đối vốn. Tức là, thành viên HTX được 1 phiếu bầu như nhau; còn chia lãi, chia lợi ích thì theo mức độ góp vốn và sử dụng. Thành viên chính thức hay liên kết ở các tỉnh, thành phố khác nhau vẫn được...

Phụ nữ Ứng Hoà được nâng cao hiểu biết về cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã - ảnh 8
Quang cảnh buổi tập huấn

Điểm mới nữa trong Luật HTX năm 2023 mà Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh chính là quy định các HTX phải yêu cầu các thành viên đăng ký với HTX về việc mua sản phẩm của HTX. Đặc biệt, điểm mới về việc có Quỹ chung không chia. Việc có quỹ chung không chia nhằm tiết kiệm, để dành, để có thể sử dụng mua đất, đầu tư trang thiết bị máy móc... 

Về các chế độ, chính sách ưu đãi đối với HTX, cùng với các hỗ trợ về tập huấn, tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng cũng chia sẻ về việc HTX được hỗ trợ về vốn, cùng các hỗ trợ đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyển đổi số, bán hàng online, phát triển thương mại điện tử...