Trưng bày hai bộ xương cá voi hơn 300 năm ở đảo Lý Sơn

Hoàng Huyền
Các chuyên gia phục dựng thành công hai bộ xương cá voi có niên đại hơn 300 năm ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đưa vào trưng bày, giới thiệu đến du khách trong nước, quốc tế.

trung-bay-hai-bo-xuong-ca-voi-hon-300-nam-o-dao-ly-son1-dulichgiaitrivn-du-lich-1650900882.png
 

Sau hơn một năm xây dựng, nhà trưng bày bộ xương cá voi tại di tích lăng Tân, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã hoàn thành, đưa vào giới thiệu du khách trước dịp lễ 30/4 và 1/5. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng.

trung-bay-hai-bo-xuong-ca-voi-hon-300-nam-o-dao-ly-son2-dulichgiaitrivn-du-lich-1650900902.png
 

Huyện đảo Lý Sơn có hàng chục lăng, vạn thờ tự loài cá voi theo nghi thức tín ngưỡng dân gian, mang đậm nét văn hóa miền biển đảo. Trong ảnh là Lăng Tân (còn gọi là Sở Đại dương) ở huyện đảo này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là nơi lưu giữ nhiều bộ xương cá voi lâu đời, có kích cỡ lớn nhất.

trung-bay-hai-bo-xuong-ca-voi-hon-300-nam-o-dao-ly-son3-dulichgiaitrivn-du-lich-1650900920.png
 

Ông Phù Ngã, chủ Vạn lăng Tân, cho hay ngư dân địa phương thường tín ngưỡng gọi cá voi là "ngài cá Ông". Hiện lăng Tân đang lưu giữ ba bộ hài cốt cá voi với tước vị: Đồng đình Đại vương và Đức Ngư nhị vị tôn thần.

trung-bay-hai-bo-xuong-ca-voi-hon-300-nam-o-dao-ly-son4-dulichgiaitrivn-du-lich-1650900941.png
 

Hai bộ xương cá voi "khủng" lần lượt dài 22 m và 28 m, cao gần 4 m. Hai bộ xương cá voi này có niên đại khoảng 300 năm, thuộc loài cá voi lớn nhất Việt Nam

trung-bay-hai-bo-xuong-ca-voi-hon-300-nam-o-dao-ly-son5-dulichgiaitrivn-du-lich-1650900965.png
 

Mỗi bộ có 50 đốt xương sống, 28 xương sườn, mỗi xương sườn dài gần 10m. Ông Nguyễn Thành (ngụ huyện Lý Sơn) cho biết thuở nhỏ nghe ông bà kể lại, 300 năm trước, cá voi "khổng lồ" này gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa, sau đó được ngư dân địa phương đưa về Lý Sơn rồi "lụy" trước làng chài. Do cá voi nặng khoảng 17 tấn không thể khiêng nổi lên bờ nên hàng trăm dân làng đào hố sâu chôn trên bãi biển. Sau ba năm, các tộc họ khai quật, đưa bộ xương vào lăng thờ tự.

trung-bay-hai-bo-xuong-ca-voi-hon-300-nam-o-dao-ly-son6-dulichgiaitrivndu-lich-1650900988.png
 

Xương sườn cá voi dài hơn 3 m, ngả màu trắng vàng cong vút trông giống ngà voi.

trung-bay-hai-bo-xuong-ca-voi-hon-300-nam-o-dao-ly-son7-dulichgiaitrivn-du-lich-1650901010.png
 

Mỗi đốt sống xương cá voi dài bằng sải tay.

trung-bay-hai-bo-xuong-ca-voi-hon-300-nam-o-dao-ly-son8-dulichgiaitrivn-du-lich-1650901076.png
 

Không gian trưng bày còn có rạn san hô rực rỡ sắc màu, tái hiện môi trường sống của loài cá voi vùng vẫy trong lòng đại dương. Tri ân công đức loài cá cứu nhiều người, trải qua bao đời, đến nay ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn còn truyền tụng câu ca: "Lăng Ông thánh độ vững như sơn. Yếu điểm trung tâm nghĩa với nhơn (nhân). Một dạ tu bồi hằng giữ pháp. Hai tay đắp lũy để đền ơn".

Minh Hoàng